Tổng hợp Mụn mọc ở cằm cảnh báo sức khỏe bạn đang gặp vấn đề gì? là conpect trong bài viết hiện tại của blog Làm đẹp Reviews. Theo dõi bài viết để biết đầy đủ nhé.
Bạn cảm thấy lo lắng khi bỗng dưng có mụn mọc ở cằm và quanh miệng. Vậy thực sự nó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn không, hãy tìm câu trả lời tại bài viết sau nhé.
Mụn mọc trên mỗi bộ phận cơ thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau và cũng tiềm ẩn những rủi ro khác nhau.
Mụn mọc ở cằm là hiện tượng rất nhiều người gặp phải, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về hiện tượng mụn mọc ở cằm, nếu bạn là người thường xuyen gặp hiện tượng này thì đừng bỏ qua nhé!
Mục Lục
Tại sao mụn lại mọc ở cằm?
Mụn mọc ở cằm có thể xảy ra ở tất cả mọi người, nhất là những bạn đang ở trong độ tuổi dậy thì.
Làn da không được làm sạch
Nguyên nhân mụn mọc ở cằm phổ biến nhất là do bạn sống ở thành phố có mức độ ô nhiễm cao, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi xe cộ, nhà máy công nghiệp. Thế nhưng bạn lại không chú ý vào việc chăm sóc kỹ cho làn da của mình. Việc chăm sóc da của bạn chỉ dừng lại ở mức rửa nước lạnh hoặc sữa rửa mặt khiến da không được sạch sâu, các bụi bẩn bám sâu và tích tụ lâu ngày gây ra nhiều mụn.
Ăn nhiều đồ chiên rán
Khi bạn nạp vào cơ thể một lượng thức ăn nhanh chiên rán, cay nóng…thì miệng của bạn sẽ phải chịu nhiệt độ cao phía bên ngoài đông thời dầu mỡ được nạp vào sẽ làm cơ thể tích tụ chất độc hại khiến mụn mọc ở cằm và quanh miệng.
Lối sống sinh hoạt không lành mạnh
Bạn thường xuyên thức khuya, làm việc quá sức, sử dụng nhiều chất kích thích như bia rượu, thuốc lá khiến cho quá trình trao đổi chất của cơ thể bị rối loạn, khiến nhiều chất bị thiếu hụt hoặc dư thừa cũng là một nguyên nhân làm cho mụn mọc.
Gặp vấn đề về sức khỏe
Nếu bạn hay mọc mụn ở cằm thì có thể gan, thận bạn đang gặp vấn đề đấy. Bởi khi tiếp nhận các chất độc hại vào cơ thể thì gan, thận sẽ có chức năng thanh lọc những chất đó. Tuy nhiên, các bộ phận đó của bạn hoạt động kém đi không thể thanh lọc được nữa khiến các độc tố tích tụ lâu ngày làm cho các vi khuẩn có điều kiện sinh sôi nảy nở mà gây ra nhiều mụn nhọt.
Mụn mọc ở cằm là bị bệnh gì? Cách khắc phục
Theo các chuyên gia da liễu, người có xuất hiện mụn ở cằm có thể mắc các bệnh sau: các bộ phận bài tiết chất độc hoạt động kém, kinh nguyệt không đều hoặc đang trong thời kỳ mãn kinh.
Tuy nhiên, dấu hiệu gặp bệnh do mụn mọc ở cằm ở mỗi người, mỗi độ tuổi và mỗi giới tính là khác nhau.
Dấu hiệu mụn mọc quanh miệng và cằm ở nam giới
Nam giới không như nữ giới, họ ít khi quan tâm đến việc chăm sóc da mặt của mình hơn. Chính vì thế, đối với nam giới, đa số các trường hợp bị mụn mọc quanh miệng do một số yếu tố bên ngoài tác động chứ không hề gặp vấn đề nghiêm trọng hay bệnh lý.
Các bạn không thường xuyên làm sạch da mặt bằng các sản phẩm chuyên sâu nên bụi bẩn tích tụ lâu ngày nên gây ra mụn. Hơn nữa, xung quanh vùng miệng nam giới thường hay mọc râu và lúc cạo râu không sạch sẽ hoặc thường xuyên cạo gây nên tổn thương cho da khiến khiến các lỗ chân lông quanh mồm và miệng bị bít tắc và sinh ra mụn.
Để khắc phục hiện tượng này, các bạn nam nên biết chăm sóc da của mình hơn bằng các sản phẩm skin care dành cho nam giới. Bạn có thể ra các cửa hàng mỹ phẩm và nhờ nhân viên tư vấn.
Sử dụng các loại dao cạo râu tốt và biết cạo râu đúng cách cũng là cách ngăn chặn mụn sinh sôi nảy nở.
Dấu hiệu mụn mọc quanh miệng và cằm ở nữ giới
Đối với các bạn nữ, mụn mọc ở cằm thông thường là dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố, bệnh phụ khoa và thận hoạt động không đồng đều.
Chị em trước khi đến kỳ kinh nguyệt thường bị rối loạn nội tiết tố nên có dấu hiệu mọc mụn ở một số nơi như cằm hoặc xung quanh miệng, vấn đề này không có gì nghiêm trọng và khá là bình thường.
Nhưng nếu như bạn có các nốt mụn to mọc ở cằm và mọc thường xuyên thì bạn hãy cảnh giác, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp trục trặc về vấn đề phụ khoa đó.
Nếu như không gặp vấn đề phụ khoa mà bạn vẫn gặp tình trạng mụn mọc ở cằm chi chít có nghĩa là môi trường sống của bạn quá ô nhiễm, bạn chăm sóc da không đúng cách. Đặc biệt, đối với con gái thường xuyên thức khuya, ăn uống không điều độ và lành mạnh cũng ra các yếu tố gây ra mụn.
Để loại bỏ mụn mọc ở cằm, tùy vào từng trường hợp mà bạn nên áp dụng các cách chữa trị khác nhau.
Đối với sự rối loạn của nội tiết tố, bạn nên ăn uống và bổ sung nhiều rau xanh, vitamin, hoa quả, Không ăn nhiều đồ dầu mỡ và sử dụng chất kích thích.
Nếu mắc các bệnh phụ khoa, bạn cần đi khám và thực hiện phương pháp điều trị theo lời khuyên của bác sỹ.
Ngoài ra, bạn nữ nhớ ăn uống điều độ, chăm sóc tốt cho da, đối xử tốt với bản thân mình như ngủ sớm, ăn những đồ ăn lành mạnh hơn để có một làn da mịn màng và trắng sáng.
Như bạn thấy đấy, nữ giới sẽ gặp vấn đề nhiều hơn so với nam giới vì họ sở hữu những hooc môn trong cơ thể khác nhau. Nhưng dù nam hay nữ thì vẫn phải biết chăm sóc tốt cho bản thân của mình nhé
Trên đây là những thông tin cần thiết về hiện tượng mụn mọc ở cằm, hy vọng bạn sẽ nhận được những kiến thức bổ ích và ứng phó kịp thời khi gặp phải vấn đề này.