Có thể nói nổi mụn ở trán là một trong những hiện tượng phổ biến ở nhiều người. Nó mang lại cảm giác cực kì khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ.
Trong các vùng da trên khuôn mặt, trán thường là nơi xuất hiện nhiều mụn nhất… Hầu hết các loại mụn này thường rất khó để điều trị một cách triệt để. Nhiều người băn khoăn không biết nổi mụn ở trán là bệnh gì? Nguyên nhân và cách trị mụn trên trán tại nhà ra sao? Do đó, để hiểu rõ hơn về tình trạng này, các bạn hãy cùng lamdepreviews.com theo dõi bài viết dưới đây để xác định nguyên nhân gây mụn từ đó đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất nhé!
Mục Lục
Nổi mụn ở trán là bệnh gì
Có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta dễ dàng bị nổi mụn ở trên gương mặt, thế nhưng việc bị nổi mụn tại vùng trán lại khiến nhiều người hoang mang hơn cả bởi đây là biểu hiện ra bên ngoài của một số bệnh lý mà bạn cần phải chữa sớm. Vậy mụn ở trán biểu hiện bệnh gì?
Bệnh đường tiêu hóa
Nếu bạn đang bị nổi mụn ở trên trán và đang vô cùng băn khoăn rằng mọc mụn ở trán là bệnh gì thì đầu tiên hãy nghĩ đến những căn bệnh về đường tiêu hóa như khó tiêu, táo bón, tích tụ độc tố. Bởi khi cơ thể bị các vấn đề như vậy thì cơ thể sẽ điều tiết các lượng hooc môn gây ra mụn trứng cá và tập trung tại vùng trán.
Từ đó sẽ gây ra các vết mụn trứng cá, mụn cám và mụn đầu đen trên trán. Những vết mụn này có thể hoàn toàn chữa khỏi nhanh chóng thế nhưng bạn cần điều trị tận gốc nguyên nhân sinh ra mụn. Trước tiên là hãy điều chỉnh lại chế độ ăn uống, tránh những thực phẩm gây đầy bụng, tăng cường ăn rau xanh và đi khám bác sĩ chuyên khoa nếu hiện tượng về các bệnh đường tiêu hóa không được chữa khỏi trong một thời gian dài.
Lối sống bên ngoài
Lối sống bên ngoài chưa tốt, chưa đúng khoa học cũng là một câu trả lời hợp lý cho câu hỏi nổi mụn ở trán là bệnh gì. Điển hình của lối sống chưa đúng khoa học đó là căng thẳng, stress, lo âu, hay tức giận và thức đêm. Tương tự như khi gặp các vấn đề về đường tiêu hóa thì lối sống không đúng khoa học như vậy làm cho cơ thể mệt mỏi, tiết ra hooc môn có hại và tăng cường sự bài tiết từ tuyến bã nhờn và gây ra mụn trứng cá.
Cách xử lý trường hợp này cũng vô cùng đơn giản đó là mau chóng học cách sống tích cực, tập trung vào những điều may mắn, niềm vui mà bạn có được trong cuộc sống, không thức đêm cùng việc tránh xa các chất kích thích, thuốc lá. Chắc chắn rằng nếu thực hiện được những việc như vậy bạn sẽ nhanh chóng tạm biệt mụn trứng cá mà thôi.
Tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết là một việc cách chị em phụ nữ hay dùng, tuy nhiên nó lại vô tình gây ra mụn trứng cá trên gương mặt mà nhiều người không hề hay biết. Tẩy tế bào chết quá thường xuyên bằng các loại mỹ phẩm hoặc mặt nạ từ thiên nhiên khiến cho tăng lượng vi khuẩn gây mụn trứng cá và quá trình đào thải lượng dầu ra ngoài có xu hướng mạnh hơn, nhiều hơn để bù đắp lượng dầu đã bị tẩy mất trong quá trình tẩy tế bào chết.
Từ cách trang điểm
Trang điểm là nguyên nhân cuối cùng mà mọi người hay gặp phải khi bị mụn trứng cá ở trên trán. Việc trang điểm quá lạm dụng một cách thường xuyên, hay thiếu những biện pháp chăm sóc da sau khi trang điểm là nguyên nhân dẫn đến mụn trứng cá trên gương mặt và nếu tập trung trang điểm tại vùng trán thì tất nhiên mụn sẽ tập trung tại vùng trán.
Chính bởi vậy chúng tôi khuyên bạn rằng nếu sau này không còn phải thắc mắc rằng nổi mụn ở trán là bệnh gì thì hãy hạn chế việc trang điểm, trừ những trường hợp quá cần thiết. Nếu bắt buộc phải trang điểm thì hãy chọn lựa cách chăm sóc da một cách cẩn thận, rửa sạch và tẩy trang thật kỹ ngay sau khi về nhà dùng nước hoa hồng hoặc các loại mặt nạ dưỡng da, tẩy tế bào chết ít nhất 1 tuần/lần là điều mà chúng tôi muốn gợi ý đến vời bạn.
Vị trí mọc mụn nói gì về sức khỏe của bạn?
Sau khi đã trả lời được cho câu hỏi rằng nổi mụn ở trán là bệnh gì thì bạn thể yên tâm vì đây sẽ là điều kiện để giúp bạn có cách điều trị mụn nhanh nhất. Tuy nhiên nếu mụn mọc ở những vùng khác trên gương mặt thì nguyên nhân là do đâu. Dưới dây là một số gợi ý:
Mụn mọc ở vùng chữ T
Nếu bạn thấy mụn nổi nhiều ở vùng chữ T thì rất có thể bạn đang bị rối loạn chức năng gan. Những người bị rối loạn chức năng gan do rượu bia thì thường bị nổi mụn tại vùng này. Nên dừng ngay việc sử dụng các chất kích thích.
Mụn mọc ở quanh mắt
Quanh mắt bị thâm, nổi mụn là những dấu hiệu suy giảm chức năng của thận. Bạn cần đi khám sớm nếu thấy biểu hiện này xuất hiện lâu ngày không khỏi. Tránh để bệnh tình nặng mới điều trị.
Mụn mọc ở phần má trên
Có hai nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mụn mọc ở má đó là do phối bị hít nhiều khí có chất ô nhiễm hoặc cũng có thể đơn giản hơn là do bạn thường xuyên áp điện thoại quá sát và bẩn lên vùng má này.
Mụn mọc ở phần má dưới
Các nha sỹ thường kết luận rằng việc bị mụn tại vùng má ở dưới là nguyên nhân do vệ sinh răng miệng kém. Nếu không muốn bị mụn tại đây thì hãy vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ sau khi ăn.
Mụn mọc ở cằm
Mụn ở cằm thường gặp phổ biến với những người có sức khỏe của ruột non không được tốt, bạn hãy tập cho mình thói quen ăn uống lành mạnh và sử dụng ít sữa, dầu mỡ là sẽ khắc phục được tình trạng này.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mụn ở trán
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nổi mụn ở trán. Dưới đây cũng là một số nguyên nhân thường gặp:
- Trong những ngày “đèn đỏ”, hầu hết các chị em đều cảm thấy tình trạng mụn nổi lên nhiều hơn so với bình thường. Điều này xảy ra là do sự mất cân bằng về hormone, dẫn đến sự thay đổi trong cơ thể.
- Khi lượng bã nhờn tiết ra quá nhiều, nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ thì sẽ dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông và cũng là nguyên nhân gây mụn ở trán. Trán nằm ở khu vực chữ T, đây được xem là vùng chứa nhiều dầu nhất trên khuôn mặt nên lỗ chân lông thường bị tắc nghẽn, gây ra mụn.
- Mụn xuất hiện trên trán cũng là dấu hiệu cho thấy, gan đang tích tụ nhiều độc tố. Vì thế, việc đào thải độc tố ra khỏi cơ thể là điều vô cùng cần thiết.
- Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi kéo dài cũng khiến mụn mọc với tần suất ngày một nhiều hơn. Điều này xảy ra khi lượng hormone adrenaline được giải phóng dẫn đễn sự gia tăng việc sản xuất dầu và nguy cơ mọc mụn.
- Nếu bạn để tóc mái che hết vùng trán, trong khi da đầu của bạn thuộc loại dầu thì chắc chắn không thể thoát khỏi những đốm mụn đáng ghét. Điều này sẽ khiến trán bị tắc nghẽn lỗ chân lông, gây ra mụn.
- Trong quá trình sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc hay tạo kiểu nếu lựa chọn phải sản phẩm kém chất lượng thì rất dễ gây ra mụn ở trán, do thuốc tiếp xúc trực tiếp với nó.
- Bụi bẩn từ mũ bảo hiểm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các tác động trực tiếp lên vùng da ở trán và tình trạng mụn mọc trên trán.
Cách trị mụn trên trán tại nhà đơn giản mà hiệu quả
Trị mụn ở trán bằng hành tây và dầu oliu
Hành tây được xem là một trong những nguyên liệu quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Trong hành tây có chứa lượng collagen dư thừa giúp loại bỏ được những vết sẹo trên da mặt. Đặc biệt với tác dụng giảm viêm, vết thâm, hành tây cực kỳ tốt trong việc trị mụn ở trán. Khi kết hợp với dầu oliu sẽ giúp da không chỉ hết mụn mà còn giúp da trở nên mịn màng.
Nguyên liệu
- Hành tây
- Dầu oliu
Cách làm
- Dầu oliu mang đi gọt vỏ, rửa sạch với nước, sau đó cắt thành những miếng nhỏ và ngâm với dầu oliu trong 3 tuần.
- Sau đó, lọc bỏ phần bã hành tây, bạn sẽ thu về tinh chất hành tây vô cùng đậm đặc.
- Rửa mặt sạch rồi thoa trực tiếp tinh dầu hành tây lên vùng da bị mụn, tránh thoa quá nhiều để không ảnh hưởng đến vùng da khác.
- Mỗi ngày chỉ cần thoa 1 lần, mỗi lần để khoảng 10 phút là được.
Mặt nạ trị mụn trán từ dưa leo và sữa chua
Sữa chua và dưa leo có lẽ đã trở thành những nguyên liệu làm đẹp đã trở nên phổ biến. Trong dưa leo có chứa lượng vitamin dồi dào, cùng chất kháng khuẩn giúp loại bỏ sự hình thành của mụn trên da, đặc biệt là vùng trán. Còn sữa chua lại có tác dụng cân bằng độ đẩm giúp da luôn mịn màng, hồng hào. Đây là cách trị mụn trên trán tại nhà mang đến nhiều hiệu quả cao.
Nguyên liệu
- ½ quả dưa
- 2 muỗng sữa chua không đường
Cách làm
- Dưa leo mang đi rửa sạch, cắt thành khúc rồi ép lấy nước.
- Cho nước ép dưa leo vào sữa chua rồi trộn đều lên để tạo ra hỗn hợp đồng nhất.
- Thoa hỗn hợp lên da mặt, sau 20 phút thì rửa lại với nước ấm.
- Thực hiện cách làm này khoảng 2 – 3 lần/ tuần.
Đắp mặt nạ trị mụn trán bằng rau mồng tơi
Mồng tơi không chỉ là một loại thực phẩm xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày mà còn là cách trị mụn trên trán tại nhà vô cùng hiệu quả. Nhờ vào tính mát, thanh nhiệt cùng lượng Vitamin A, B3 dồi dào giúp kháng viêm, trị mụn cực tốt. Có thể nói đây là phương pháp tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cực kỳ cao.
Nguyên liệu
- Lá mồng tơi
Cách làm
- Rau mồng tơi bạn hãy mang đi rửa sạch, sau đó giã nhuyễn và đắp lên vùng trán bị mụn.
- Sau 20 phút bạn hãy nhẹ nhàng massage da mặt và rửa lại với nước.
- Thực hiện hàng ngày để giảm bớt triệu chứng sưng tấy, đẩy nhanh nhân mụn ra ngoài.
Trị mụn ở trán tại nhà bằng rau sam
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong rau sam có chứa rất nhiều vitamin (vitamin B1, B2, C và vitamin P), khoáng chất (phốt pho, canxi, sắt),… Đó đều là những thành phần giúp vết thương nhanh lành, sát trùng bệnh ngoài da, trị mụn trứng cà cực tốt. Chính vì thế, các bạn nên áp dụng cách trị mụn trán tại nhà bằng rau sam để đánh bay những đốm mụn đáng ghét.
Nguyên liệu
- Rau sam
Cách làm
- Rau sam mang đi rửa sạch với nước, sau đó tiến hành xay nhuyễn rồi ép lấy nước.
- Sử dụng nước ép rau sam thoa trực tiếp lên vùng da bị mụn ở trán.
- Sau 20 phút thì rửa lại với nước ấm, mỗi tuần áp dụng 3 lần để đạt hiệu quả như mong muốn.
Trị mụn ở trán tại nhà nhờ nha đam
Từ lâu nha đam đã được mệnh danh là “thần dược” trong việc điều trị và hỗ trợ loại bỏ các đốm mụn đáng ghét. Nhờ vào lượng vitamin và chất kháng khuẩn, nha đam giúp điều trị mụn ở trán vô cùng hiệu quả. Nếu biết cách sử dụng, nha đam còn giúp da mịn màng, ngăn ngừa lão hóa.
Nguyên liệu
- Nha đam
Cách làm
- Gọt bỏ vỏ nha đam, sau đó rửa lại bằng nước để sạch hết phần nhựa.
- Cho phần thịt trong của nha đam vào máy sinh tố xay nhuyễn rồi ép lấy nước.
- Thoa trực tiếp tinh chất nha đam lên vùng da trán, sau 15 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
- Mỗi tuần chỉ nên thực hiện khoảng 2 lần để nhanh chóng sở hữu làn da mịn màng, như ý muốn.
Một số lưu ý khác để loại bỏ mụn mọc trên trán
- Tuyệt đối không nên sờ nặn mụn, hành động này không chỉ khiến mụn trở nên nghiêm trọng mà còn để lại những vết thâm, sẹo trên da.
- Nên sử dụng các loại sữa rửa mặt trung tính với các thành phần chiết xuất từ thiên nhiên để không gây hại cho làn da. Do mụn ở trán sẽ rất dễ bị tổn thương, vì thế nên sử dụng thêm nước muối ấm để kháng khuẩn, chống viêm cho làn da.
- Đi ngủ trước 10 giờ tối để làn da có đủ thời gian để hấp thụ chất dinh dưỡng và phục hồi tổn thương vào ban đêm.
- Luôn giữ đầu óc trong tình trạng thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu để những đốm mụn trên trán dần biến mất.
- Tích cực ăn các loại rau xanh, trái cây giàu Vitamin C để thải độc cho cơ thể giúp làn da luôn căng mịn và hết mụn.
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp làn da luôn căng bóng, mịn màng, hạn chế mụn và loại bỏ tình trạng da khô nứt nẻ, bong tróc.
- Ngoài ra, nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ có cồn, chất kích thích…cho tới khi mụn trên trán biến mất.
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời được câu hỏi nổi mụn ở trán là bệnh gì, nguyên nhân, cách trị mụn trên trán tại nhà. Hy vọng những cách mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ được các đốm mụn trên trán đáng ghét.